Cookies help us deliver this site and services. By using this site and our services, you agree to our use of cookies.
Got it

Hachicntt

Hà Nội

Biography

Chúng ta đều biết não có tác động đến các hoạt động của tay, vậy ngược lại, các hoạt động của tay sẽ phản ánh điều gì về sự phát triển của hai bán cầu đại não? Đưa ra được đáp án của câu hỏi này sẽ rút ra điều có ích trong cuộc sống và làm thay đổi quan niệm về thuận tay phải hay trái. Cùng Sinh trắc vân tay tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.   Theo tạp chí Plosone số 8 (phát hành 4/2013) đã công bố một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Ruth E Propper và các đồng nghiệp của ông ...

Chúng ta đều biết não có tác động đến các hoạt động của tay, vậy ngược lại, các hoạt động của tay sẽ phản ánh điều gì về sự phát triển của hai bán cầu đại não? Đưa ra được đáp án của câu hỏi này sẽ rút ra điều có ích trong cuộc sống và làm thay đổi quan niệm về thuận tay phải hay trái. Cùng Sinh trắc vân tay tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.   Theo tạp chí Plosone số 8 (phát hành 4/2013) đã công bố một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Ruth E Propper và các đồng nghiệp của ông tại Đại học bang Montclair về mối liên quan giữa sự nắm chặt tay và ý nghĩ. Theo đó, trong nghiên cứu của mình, họ chỉ rõ hai việc: đầu tiên là ghi nhớ một bảng danh sách, sau đó nhắc lại 72 từ đã ghi nhớ được trong bảng danh sách đó.   Thử nghiệm được tiến hành cùng với việc nắm chặt bàn tay phải, tay trái hoặc không nắm bàn tay nào. Kết quả đem lại là, nhóm nắm tay phải trong quá trình hình thành việc nhớ và nắm tay trái trong quá trình nhớ lại có hiệu quả cao hơn cả so với các nhóm khác.   Từ đó một kết luận được đưa ra: nắm chặt một bàn tay sẽ kích hoạt các vùng não, sự kích hoạt đó có liên quan đến trí nhớ: nắm bàn tay trái giúp cho quá trình nhớ lại tốt hơn, nắm chặt bàn tay phải giúp cho quá trình hình thành việc nhớ tốt hơn.     Người thuận tay trái có những ưu thế hơn về khả năng chịu đựng, áp lực cao.   Trước đó, tạp chí Tâm lý học thực nghiệm 1công bố một nghiên cứu của Hội Tâm lý học Mỹ vào năm 2012 về mối quan hệ giữa việc tay siết chặt một quả bóng hoặc nắm chặt bàn tay trái để giành chiến thắng của vận động viên trước đối thủ. Thử nghiệm chỉ thực hiện trên những người thuận tay phải. Kết quả cho thấy, khả năng chịu đựng áp lực của nhóm siết một quả bóng ở tay trái tốt hơn so với nhóm siết chặt quả bóng trong tay phải.   Các nhà khoa học giải thích: Bán cầu não phải kiểm soát khả năng chuyển động của bên trái, bán cầu não trái kiểm soát vận động về bên phải. Việc siết chặt quả bóng trong bàn tay trái sẽ kích hoạt bán cầu não phải, do đó làm tăng sức chịu đựng áp lực.   Trong đời sống , người già thường hay sợ bị ngã khi leo lên xuống cầu thang, sự lo lắng thái quá này đã tạo ra một áp lực. Họ siết chặt tay trái của mình làm tăng sức chịu đựng trước áp lực và nhờ đó mà giúp họ có thể không bị ngã.   Có lẽ chính vì điều này mà Sinh trắc vân tay thường khuyên vận động viên và mọi người cần phải có tâm lý thoải mái trước mỗi thử thách.     Bàn tay có một mối liên hệ mật thiết với sức chịu đựng   Các nghiên cứu trên được tiến hành độc lập với nhau, song các kết quả lại đem về lại tương đối trùng hợp, có thể đưa đến một kết luận như sau: Sự nắm chặt bàn tay phải giúp cho quá trình hình thành trí nhớ và xử lý tình huống tốt hơn thì sự nắm tay trái lại giúp cho quá trình nhớ lại, giúp cho việc chịu đựng những áp lực tốt hơn.   Trên đây, Sinh trắc vân tay cho bé ở HCM vừa chia sẻ đến bạn những vai trò khác nhau của tay phải và tay trái. Việc thuận tay nào cũng có những vai trò quan trọng cả.   Thuận tay trái hay tay phải sẽ thể hiện sự linh động của bán cầu não tương ứng, chứ không phản ánh ưu thế của sự thuận tay nào nhé.

show more...
© Amazing Media Group 2007-2024
About | Cookies & Privacy